Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Cách bỏ màn hình đăng nhập trong Windows

Nếu cảm thấy màn hình đăng nhập mật khẩu vào Windows là không cần thiết, người dùng có thể thực hiện theo thủ thuật sau.
Cách bỏ màn hình đăng nhập trong Windows
Khai báo dòng lệnh trong Windows 8 - (Ảnh chụp màn hình)
Bước 1: Thao tác theo các bước sau tương tự với hệ điều hành Windows đang sử dụng.
  • Đối với hệ điều hành Windows và Vista: Bấm vào nút Start rồi gõ dòng lệnh netplwiz sau đó bấm Enter.
  • Đối với hệ điều hành Windows XP: Bấm vào nút Start chọn Run và gõ dòng lệnh userpasswords2 sau đó bấm Enter.
  • Đối với hệ điều hành Windows 8: Bấm vào nút Search trên thanh Charm sau đó gõ dòng lệnh netplwiz. Sau khi cửa sổ các ứng dụng vừa hiện ra, hãy bấm vào tùy chọn netplwiz. 
Bước 2: Nhập xong dòng lệnh ở trên, một cửa sổ quản lý quyền truy cập tài khoản đăng nhập vào máy tính xuất hiện, tại đây hãy bấm vào đúng tên tài khoản được dùng để đăng nhập vào máy tính sau đó bấm bỏ tùy chọn"sers must enter a user name and password".
Cách bỏ màn hình đăng nhập trong Windows
Thao tác bỏ mật khẩu đăng nhập vào Windows - (Ảnh chụp màn hình)
Bước 3: Trong cửa sổ quản lý mật khẩu vừa hiện ra hãy nhập vào đúng mật khẩu máy tính đang dùng và chọnOK.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Biến laptop Windows 8 thành điểm phát Wifi

Để kích hoạt được việc chia sẻ kết nối mạng qua sóng không dây trên Windows 8, hãy thực hiện theo các bước dưới đây.
Biến laptop Windows 8 thành điểm phát Wifi
Windows 7 đã có chức năng chia sẻ kết nối Internet qua giao thức ad-hoc. Tuy nhiên, trên Windows 8 chức năng này đã bị vô hiệu hóa, hay chính xác hơn là bị ẩn đi. Mặc dù không rõ nguyên nhân của việc làm này từ phía Microsoft hay không, nhưng chúng ta có thể nhận thấy được sự bất tiện rõ rệt. Muốn chia sẻ kết nối mạng qua sóng không dây, người ta thường phải cài đặt thêm 1 chương trình của bên thứ 3 như Connectify chẳng hạn.
Tuy nhiên, Microsoft không “khóa” hẳn tính năng này lại. Để kích hoạt được việc chia sẻ kết nối mạng qua sóng không dây, hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị card mạng

- Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ ncpa.cpl để truy cập vào cửa sổ quản lý các card mạng.
Biến laptop Windows 8 thành điểm phát Wifi
Nhấn phải chuột vào card mạng không dây và chọn Properties.
Biến laptop Windows 8 thành điểm phát Wifi
- Chuyển đến tab Sharing, chọn tùy chọn đầu tiên và bỏ chọn tùy chọn thứ 2 để cho phép thiết bị khác sử dụng kết nối Internet của máy bạn. Chọn card mạng đang có kết nối Internet để chia sẻ.
Biến laptop Windows 8 thành điểm phát Wifi
- OK và thoát ra ngoài.

Bước 2: Thủ thuật với dòng lệnh

- Nhấn tổ hợp phím Windows + X hoặc phải chuột vào góc dưới bên trái màn hình, chạy cửa sổ Command Promptdưới quyền Admin, chọn Ok khi có thông báo xuất hiện.
Biến laptop Windows 8 thành điểm phát Wifi
- Gõ dòng lệnh:
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=”tên mạng của bạn” key=”mật khẩu của bạn”
Ví dụ:
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=”techz” key=”Pa$$w0rd”
Biến laptop Windows 8 thành điểm phát Wifi
Với SSID là tên mạng mà bạn muốn người khác nhìn thấy, và key là password của mạng đó. Với mật khẩu này, đường truyền của bạn được bảo vệ bởi cơ chế bảo mật WPA2-PSK (AES).
Sau khi xong bước này, mặc định, người khác vẫn chưa nhìn thấy được mạng của bạn do Windows chưa kích hoạt dịch vụ quảng bá tên mạng.
- Kích hoạt chế độ quảng bá tên mạng:
netsh wlan start hostednetwork
Đến đây, công việc đã hoàn thành. Nếu muốn hiển thị thông tin về các máy đang kết nối tới mạng của bạn, hãy sử dụng câu lệnh:
netsh wlan show hosted network

Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8

Người dùng Windows 8 muốn có trải nghiệm tốt hơn không phải chờ đợi thêm nữa. Microsoft đã phát hànhWindows 8.1, như một bản cập nhật miễn phí cho tất cả máy tính chạy Windows 8.
Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn có thể nhận được các tính năng mới, quan trọng bao gồm khả năng xem nhiều cửa sổ trong Modern UI, nút Start và một tính năng tìm kiếm trả về kết quả cả từ web và ổ cứng. 
Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết các bước để nâng cấp lên Windows 8.1 cho người dùng máy tính chạy Windows 8:
1. Hãy chắc chắn là máy tính của bạn đã nhận được tất cả các bản cập nhật Windows mới nhất. Nếu bạn thường xuyên đăng nhập máy tính chạy Windows 8, có thể bạn đã nhận được các bản cập nhật. Nếu bạn không sử dụng trong vài ngày, hãy thực hiện các bước sau để kiểm tra.
Nhấn vào “Settings” trong menu Charms.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
Nhấn vào “Change PC settings”.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
Chọn Windows Update.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
Nhấn vào nút “Check for updates now” để xem có bất kỳ file mới nào không.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
Nhấn vào liên kết “We’ll install... automatically” để ngay lập tức tải về các bản cập nhật.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
2. Mở ứng dụng.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
3. Nhấn vào nút “Update to Windows 8.1”, nếu bạn không thấy nút này trên màn hình, hãy kiểm tra lại một lần nữa các bản cập nhật, đóng và mở lại Windows Store hoặc khởi động lại máy.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
4. Nhấn nút “Download” để xác nhận.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
Bạn có thể phải đợi 30 phút hoặc lâu hơn trong quá trình tải về, nhưng bạn có thể tiếp tục dùng máy tính trong thời gian này.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
5. Nhấn “Restart Now” khi bảng thông báo xuất hiện.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
Sau đó, máy tính của bạn sẽ cần vài phút để cài đặt Windows 8.1, hoàn thành với ít nhất một lần khởi động lại.
6. Nhấn “I Accept”.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
7. Nhấn vào “Use Express Settings” ở cuối màn hình. Bạn cũng có thể chọn “Customize” nhưng thiết lập“Express” có thể hoạt động tốt cho hầu hết người dùng.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
8. Đăng nhập Windows như bình thường.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
9. Khi được thông báo, hãy cho phép Windows gửi mã bảo mật tới điện thoại của bạn. Bạn có thể bỏ qua bước này, nhưng có thể bạn sẽ phải thực hiện lại bước này nếu muốn đồng bộ tài khoản trên nhiều máy tính.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
10. Nhập vào mã bảo mật mà bạn nhận được trên điện thoại.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
11. Nhấn nút “Next” trên màn hình Skydrive.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
Bạn sẽ phải chờ vài phút trong khi Windows hoàn thành quá trình cài đặt. Bạn sẽ thấy một số tin nhắn trên màn hình thông báo các ứng dụng đang được cài đặt.
Cách nâng cấp lên Windows 8.1 từ Windows 8
Sau vài phút, màn hình Start của Windows 8.1 sẽ xuất hiện và bạn có thể bắt đầu trải nghiệm bản cập nhật hệ điều hành mới.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Phòng tránh "lỗi màn hình xanh" trên Windows 8

Vấn đề “màn hình xanh” dẫn tới treo máy hay thậm chí tổn hại đến cả phần cứng và phần mềm thiết bị, cũng sẽ được giảm bớt nếu chúng ta biết cách phòng ngừa trước.
“Màn hình xanh chết chóc” hay "Blue Screen Of Death" (BSOD) là thuật ngữ dùng để diễn tả về việc máy tính bất ngờ bị ngưng trệ toàn bộ hoạt động và trên màn hình sẽ xuất hiện thông báo lỗi có màu xanh dương. Thông thường, sự xuất hiện của “Màn hình xanh chết chóc” là báo hiệu “điềm gở” có thể sắp xảy đến với thiết bị của bạn. Mọi thiết bị chạy Windows đều có khả năng để xảy ra tình trạng này, ngay cả trên hệ điều hànhWindows 8 tân tiến nhất.
Đôi khi, khởi động lại hệ thống có thể giúp người dùng thoát khỏi tình trạng này.
Phòng tránh "lỗi màn hình xanh" trên Windows 8
"Màn hình xanh chết chóc" báo hiệu điềm gở sắp đến với máy tính của bạn

1. Khắc phục vấn đề với Registry

Registry là một cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ thông tin về những sự thay đổi, những lựa chọn, những thiết lập từ người sử dụng Windows. Registry bao gồm tất cả các thông tin về phần cứng, phần mềm, người sử dụng.
Registry luôn được cập nhật khi người sử dụng tiến hành sự thay đổi trong các thành phần của Control Panel, File Associations và một số thay đổi trong menu Options của một số ứng dụng... Tóm lại, Registry giúp PC của bạn hoạt động một cách trơn tru. Và khi vấn đề xảy đến với Registry, thiết bị có thể bị phương hại nặng nề.
Trên mạng hiện nay có khá nhiều chương trình hoặc những Registry tự dựng, có tác dụng dọn dẹp sạch sẽ vấn đề nói trên. Một trong số những chương trình “dọn rác” tốt nhất, có thể kể đến CCleaner.

2. Kiểm tra tương thích phần mềm

Sự xung đột giữa các phần mềm đôi khi cũng gây đến tình trạng “màn hình xanh chết chóc” cho máy tính của bạn. Vì thế, hãy chắc rằng mọi phần mềm bạn cài đặt đều được Windows hỗ trợ tốt và có khả năng chạy mượt mà.
Hãy cẩn thận với những phần mềm giả mạo bởi nó có khả năng lây nhiễm Virus, Malware, dẫn tới những vấn đề với Registry rồi sau đó là “màn hình xanh chết chóc”.
Hiện tại, không phần mềm, ứng dụng nào có thể giúp bạn kiểm tra độ tương thích. Với những sản phẩm của nhà sản xuất nổi tiếng, có thể Windows sẽ tự nhận biết được và thông báo cho bạn. Vì thế, bạn cần chắc chắn rằng phần mềm mà bản thân chuẩn bị cài đặt sẽ thật sự tương thích, đáng tin và không gây hại với thiết bị.

3. “Dọn dẹp” chương trình khởi động cùng Windows

Phòng tránh "lỗi màn hình xanh" trên Windows 8
Vô hiệu hoá khả năng khởi động cùng Windows của những phần mềm không đáng tin
Đôi khi những ứng dụng cài đặt thêm có thể ngăn bạn đăng nhập vào hệ thống, dẫn tới hiện tượng “màn hình xanh”. Những phần mềm này thường chiếm quyền khởi động cùng Windows và bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn điều này trước khi tình trạng tồi tệ xảy đến nếu làm theo các bước sau:
  • Khởi động Safe Mode trên máy tính.
  • Mở Task Manager.
  • Mở StartUp.
  • Vô hiệu hoá quá trình khởi động cùng Windows của những phần mềm cài đặt thêm (trừ khi bạn hiểu rõ về chúng và muốn sự tiện lợi trong việc sử dụng).
  • Khởi động lại máy tính để cài đặt được thiết lập.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Hướng dẫn Recovery Sony Vaio Win 8 không mất dữ liệu

Sau đây Vaio Shop hướng dẫn Recovery Sony Vaio đang sữ dụng Windows 8:
Bước 1:

- Khi máy tính đang tắt, các bạn bấm nút ASSIST để BOOT vào BIOS như hình dưới:

Bước 2:
- Sau khi đã load vào BIOS sẽ có giao diện như sau:

Bước 3: Các bạn nhấn Enter hoặc nhấn F10 để vào Recover or maintain your system.

Bước 4: Giao diện ngôn ngữ sẽ xuất hiện và mình sữ dụng US
Bước 5: Tiếp theo là các bạn chọn Troubleshoot:

Bước 6: Chọn Recovery and mainternance:

Bước 7: Tiếp theo Vaio Care sẽ chạy lên và các bạn chọn Tools

Bước 8: Tiếp theo chọn Start advanced recovery wizard

Bước 9: Chọn Skip rescue:

Bước 10: Phần này quan trọng liên quan tới dữ liệu
   - Factory condition: sẽ phục hồi toàn bộ ổ cứng ( dữ liệu C,D,E.. mất hết.
   - Custom recovery - Rezie C: sửa lại dung lượng ổ C
   - Custom recovery - C driver only: chỉ phục phồi ổ C, dữ ổ D,E.. vẫn còn nguyên vẹn.
    Trong bài này mình chọn Custom recovery - C driver only.
Bước 11: Tiếp tục chọn Yes,I'm sure --> Start Recovery.

Bước 12:
- Quá trình Recovery bắt đầu diễn ra, các bạn đợi khoảng 35 phút là hoàn tất. Recovery Windows 8 diễn ra nhanh hơn trên Win 7 rất nhiều.

Sử dụng tính năng Refresh và Reset trên Windows 8

Sự khác biệt giữa Refresh và Reset trong Windows 8
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Refresh: Tùy chọn này sẽ tiến hành cài đặt và làm mới Windows 8 theo mặc định của nhà sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên các dữ liệu trên máy tính như cũ như các tập tin, hình ảnh, âm nhạc và các ứng dụng (Desktop và Metro). Tùy chọn này có thể được sử dụng nếu bạn gặp một số lỗi cứng đầu trên Windows mà không thể giải quyết và trên hết là không muốn làm mất các tập tin cũng như các ứng dụng đang sử dụng trên hệ thống.
Reset: Không giống như Refresh, tùy chọn này sẽ tiến hành thiết lập lại hệ điều hành Windows 8 và xóa tất cả các ứng dụng, các tập tin, âm nhạc, hình ảnh giống như bạn cài đặt mới lại hệ thống. Tùy chọn này có thể được sử dụng khi bạn muốn cài đặt mới lại hệ thống hoặc chuyển máy tính của bạn cho người khác sử dụng. Quá trình này sẽ yêu cầu người dùng nhập key của Windows 8 mới có thể thực hiện.

Lưu ý: Cả hai quá trình này đều yêu cầu đĩa cài đặt Windows 8.
Refresh Windows 8
Để bắt đầu quá trình thiết lập lại, bạn cho đĩa cài đặt Windows 8 vào máy tính. 
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Trên giao diện Start Screen của Windows 8, bạn nhập từ khóa Reset vào khung Search, rồi bấm chọn mục Reset your PC phía dưới mục Settings để khởi động Control Panel. 
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Bấm chọn General ở bên trái, sau đó bấm nút Get Started phía dưới tùy chọn Refresh Your PC Without affecting your file
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Windows sẽ cho bạn biết tất cả những thay đổi mà tính năng này sẽ thực hiện. Bạn chỉ cần bấm Next để khởi động lại máy tính của bạn và bắt đầu quá trình làm mới. 
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Quá trình Refresh mất một chút thời gian và khi hoàn tất, bạn sẽ nhận thấy tất cả các thiết lập của Windows sẽ trở lại mặc định mà không có bất kỳ thay đổi nào về các tập tin và các ứng dụng. 
Trong trường hợp sử dụng tính năng Refresh không giải quyết dứt điểm được các vấn đề phát sinh trên hệ thống thì chính là lúc bạn nên sử dụng tính năng Reset.
Reset Windows 8
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Để thực hiện chức năng Reset lại Windows 8, bạn truy cập vào mục Control Panel.
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Rồi bấm chọn General ở bên trái, sau đó bấm nút Get Started phía dưới tùy chọn Reset your PC and start over.
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Một lần nữa Windows sẽ cung cấp cho bạn các thông tin ngắn gọn về tính năng Reset. Bạn chỉ cần bấm Next để tiếp tục.
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Tiếp theo bạn bấm chọn mục Only the drive where Windows is installed để thực hiện việc Reset Windows 8 chỉ trên phân vùng ổ đĩa cài đặt. 
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Tùy chọn xóa dữ liệu triệt để và xóa nhanh
Kế đến bạn sẽ có hai tùy chọn gồm: Thoroughtly, but this can take several hours sẽ tiến hành dọn dẹp triệt để loại bỏ tất cả các tập tin từ ổ đĩa được chọn, xóa tất cả các ứng dụng được cài đặt và mọi dữ liệu không có khả năng thu hồi. Trong khi tùy chọn Quickly, but your files might be recoverable by someone else sẽ chỉ đơn giản là xóa các tập tin của bạn và các ứng dụng đã cài đặt. 
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Bạn bấm tùy chọn muốn sử dụng, rồi bấm nút Reset
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Khởi động lại máy tính để bắt đầu quá trình Reset hệ thống.
Trong trường hợp bạn không có đĩa DVD cài đặt Windows 8 để thực hiện tính năng Refresh và Reset thì bạn thực hiện như sau:
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Điều đầu tiên bạn cần tạo một thư mục mới trên phân vùng ổ đĩa cài Windows 8 (thường là phân vùng C) và đặt tên thư mục là Windows8Files 
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Sau đó giải nén file ISO cài đặt Windows 8 bằng WinRar, rồi truy cập vào thư mục Source và copy tập tin Install.wim đến thư mục Windows8Files vừa tạo. 
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Tiếp theo bạn di chuyển chuột sang khu vực phía dưới bên trái của màn hình và nhấn chuột phải rồi chọn lệnh Command Prompt (admin) từ menu ngữ cảnh.
Refresh, Reset, Windows 8, tips, trick, Reset in Windows 8, Refresh in Windows 8
Trong cửa sổ dòng lệnh bạn gõ vào lệnh sau: reagentc.exe /setosimage /path C:\Windows8Files /target C:\Windows /Index 1 rồi bấm Enter.
Bây giờ bạn có thể thực hiện chức năng Refresh hoặc Reset lại hệ thống mà không cần đĩa DVD cài đặt Windows 8.